Các triệu chứng, bệnh lý thường gặp của dạ dày

Thứ tư - 14/06/2023 04:36
Đau dạ dày là tình trạng dạ dày bị tổn thương do viêm loét. Khi dạ dày bị tổn thương sẽ xuất hiện những cơn đau và triệu chứng sau đây:
Các triệu chứng, bệnh lý thường gặp của dạ dày

1. Bệnh dạ dày là gì?

Đau dạ dày (Còn gọi là đau bao tử) là tình trạng dạ dày bị tổn thương chủ yếu do viêm loét dạ dày gây ra khiến người bệnh gặp phải đối mặt với những cơn đau âm ỉ, khó chịu nhất là vào thời điểm bạn ăn quá no hoặc quá đói.

Một số các bệnh dạ dày thường gặp như: Viêm loét dạ dày cấp tính, viêm loét dạ dày mạn tính, viêm hang vị, viêm trợt hang vị dạ dày

2. Hiện tượng, triệu chứng bệnh lý thường gặp

Đau dạ dày là tình trạng dạ dày bị tổn thương do viêm loét. Khi dạ dày bị tổn thương sẽ xuất hiện những cơn đau và triệu chứng sau đây:

2.1. Đau thượng vị

Đây là dấu hiệu thường xuất hiện ở bệnh nhân bị đau dạ dày. Người bệnh sẽ cảm thấy đau âm ỉ và tức bùng bụng, nóng rát khó chịu. Kèm theo đó là cảm giác tức ngực thậm chí còn bị đau tại vùng bụng bên trái hoặc ở giữa bụng.

2.2. Tình trạng ăn uống kém hơn

Hầu hết người bị đau dạ dày thường bị chán ăn, cảm thấy ăn không ngon. Nguyên nhân là do thức ăn bị tiêu hóa chậm, sau khi ăn thì sẽ cảm thấy đầy bụng, chướng bụng, khó chịu trong người. Đặc biệt, người đau dạ dày còn có cảm giác đau rát ở vùng thượng vị sau khi ă và còn lan sang vùng xương ức, tạo cảm giác buồn nôn cho người bệnh

2.3. Ợ nóng, ợ hơi, ợ chua

Việc ợ hơi, ợ chua gây nên sự khó chịu cho người bệnh, tạo cảm giác ngại giao tiếp khi thường xuyên bị ợ hơi. Người bệnh sẽ cảm thấy vị đắng hoặc chua khi thức ăn hoặc hơi lên tận trên họng nhưng chỉ lên nửa chừng, lúc này bệnh nhân sẽ cảm thấy đau ở vùng ức mũi hoặc sau xương ức.

2.4. Buồn nôn

Đây là triệu chứng nguy hiểm cảnh báo bạn có thể bị viêm loét dạ dày, viêm dạ dày, trào ngược dạ dày, xuất huyết dạ dày. Nếu bị nôn nhiều, cơ thể mất nước, sụt cân rõ rệt,…

2.5. Chảy máu tiêu hóa

Dấu hiệu này rất nghiêm trọng vì vậy khi xuất hiện dấu hiệu này người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để kịp thời chữa trị.

Khi bị chảy máu tiêu hóa, sẽ có những biểu hiện sau: nôn ra máu tươi hoặc máu đen, máu có trong phân có màu đỏ tươi hoặc màu đen. Người bệnh sẽ cảm thấy choáng váng, hoa mắt, tụt huyết áp khi trong tình trạng mất máu cấp.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Có rất nhiều những nguyên nhân dẫn đến cơn đau dạ dày nhưng thường gặp nhất vẫn là do các yếu tố sau:

– Thói quen ăn uống thiếu khoa học

  • Ăn uống không điều độ, đúng giờ, ăn quá khuya.
  • Ăn quá no hoặc để bụng quá đói.
  • Ăn nhiều đồ chua, đồ cay nóng, chiên rán.
  • Vừa ăn vừa làm những việc khác như xem tivi, đọc sách, chơi game, học bài,…
  • Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo chất lượng, thực phẩm bẩn, ôi thiu, hư hỏng,…
  • Sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích.

– Do nhiễm phải vi khuẩn, nấm

Nhiều loại vi khuẩn, nấm gây nên tình trạng viêm loét dạ dày gây đau, xuất huyết. Trong đó, phổ biến nhất là vi khuẩn HP.

– Do yếu tố tâm lý

Những áp lực, stress trong cuộc sống khiến bạn căng thẳng suy nghĩ nhiều. Ap lực khiến dạ dày tăng có bóp và tiết dịch, mất cân bằng dẫn đến tự bào mòn niêm mạc gây viêm loét

– Do dùng thuốc: Các thuốc kháng viêm không chứa steroid v

à thuốc kháng sinh liều cao gây ức chế hệ vi sinh vật có hại trong dạ dày, dẫn đến nhiều hệ lụy không mong muốn như: viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày,….

4. Những biến chứng thường gặp và những biến chứng đặc biệt

4.1. Biến chứng thường gặp

– Đau bụng vùng thượng vị: Các cơn đau dạ dày thường biểu hiện ở vùng thượng vị ( trên rốn). Khi bị đau dạ dày kéo dài thì cơn đau âm ỉ có thể đến bất cứ lúc nào, nhất là khi bụng rỗng hay khi sử dụng bia rượu, các đồ ăn cay nóng

– Đầy bụng, Khó tiêu: Khi bị đau dạ dày dài ngày, hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả khiến thức ăn không được tiêu hóa hết và tồn đọng ở vùng hang vị dạ dày.

– Buồn nôn và nôn: Khi bị đau dạ dày lâu ngày các cơn nôn và buồn nôn sẽ xảy ra liên tục. Đấy là do thức ăn không tiêu hóa được, lên men và trào ngược acid dạ dày lên họng khiến bạn có cảm giác buồn nôn hoặc nôn. Sau khi nôn xong người bệnh sẽ có cảm giác dễ chịu hơn tuy nhiên miệng đắng khiến bạn mất đi cảm giác thèm ăn.

– Sụt cân nhanh chóng: Khi bị đau dạ dày kéo dài người bệnh thường cảm thấy chán ăn, ăn không ngon, hay buồn nôn, khó chịu. Thức ăn tiêu hóa kém khiến các cơ quan khác không hấp thụ được dinh dưỡng trở nên thiếu chất.

– Đầy hơi chướng bụng: Thức ăn không tiêu hóa được khiến người bệnh luôn có cảm giác đầy bụng, không muốn ăn. Cho dù ăn ít vẫn không thấy đói

– Phân màu đen: Khi bị tình trạng đau dạ dày lâu ngày thì máu chảy từ dạ dày khi kết hợp với enzym trong quá trình tiêu hóa sẽ chuyển thành màu đen bị lẫn trong phân ra ngoài khiến bạn khó nhận biết. Tuy nhiên người đau dạ dày đi ngoài ra máu thường bị phân nát, có màu đen như bã cà phê và mùi tanh nồng rất khó chịu.

4.2. Những biến chứng đặc biệt

Đối với những cơn đau nhẹ nhàng âm ỉ, hay dữ dội khoảng vài phút hoặc 1- 2 tiếng sau sẽ thuyên giảm sẽ khiến bạn chủ quan, nhiều khi không quan tâm đến sức khỏe của mình.

Nhưng nếu để lâu ngày tình trạng nặng hơn sẽ xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm:

– Hẹp môn vị

Biểu hiện đau bụng và nôn ói rất dữ dội, đặc biệt bệnh nhân ói ra thức ăn của ngày hôm trước thức ăn không tiêu được và có mùi rất khó chịu.

– Thủng dạ dày

Bệnh nhân đột ngột có cơn đau dữ dội, cuộc trào trong bụng như dao đâm, bụng gồng cứng như gỗ. Nếu không phẫu thuật kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

– Xuất huyết tiêu hóa

Là biến chứng thường gặp nhất do những cơn đau kéo dài gây ra, biểu hiện ói ra máu và đi cầu phân máu có thể máu đỏ, nhầy hoặc phân có màu đen hôi thối.

– Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày hiện chiếm tỷ lệ khá cao do người bệnh khá chủ quan. Bệnh nếu được phát hiện sớm ở giai đoạn đầu thì có thể cứu vãn nhưng nếu phát hiện muộn ở giai đoạn cuối thì rất khó chữa trị có thể mất mạng bất cứ lúc nào.

5. Lựa chọn sản phẩm phù hợp để xử lý vấn đề sức khỏe

Để giảm tiết acid dịch vị, nhóm ức chế bơm proton vẫn được ưu tiên do hiệu quả kháng tiết acid mạnh và thời gian tác dụng kéo dài. Các thuốc có thể sử dụng như: Omeprazol, Esomeprazol, Pantoprazol….bên cạnh đó, các kháng sinh thường được sử dụng bao gồm: Amoxicillin, Clarythromycin, tinidazole..

Hiện nay có nhiều bài thuốc Đông Y được lưu truyền nhiều đời, và được sử dụng rộng rãi để chữa bệnh đau dạ dày. Ví dụ như: nghệ kết hợp mật ong, cam thảo, chè dây, lá mơ lông, cây nhọ nồi,…Tuy nhiên khả năng tái phát vẫn còn cao, nhiều nguồn dược liệu, nguồn thuốc không đảm bảo an toàn. Vậy nên, người bệnh cần tỉnh táo và đưa ra lựa chọn đúng đắn khi tiêu dùng sản phẩm.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cao lỏng dạ dày Sao Thiên Y là sự kết hợp bởi nhiều loại dược liệu gồm: Hoài sơn, Hoàng cầm, Khổ sâm, Hoàng liên, Mẫu lệ, Mộc hương, Ô tặc cốt, Hậu phác,…

Với nguồn gốc từ nhiều loại thảo mộc tự nhiên, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cao lỏng dạ dày Sao Thiên Y là lựa chọn hàng đầu với công dụng chính là hỗ trợ bảo vệ niêm mạc dạ dày. Hỗ trợ giảm acid dịch vị, hỗ trợ bảo vệ niêm mạc dạ dày, hỗ trợ giảm triệu chứng do viêm loét dạ dày, tá tràng, đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua, trào ngược.

da day
Cao lỏng dạ dày Sao Thiên Y

Hướng dẫn sử dụng

  • Trường hợp đau nhiều : uống 03 gói/ngày, 01 gói/lần, uống sau bữa ăn sáng và trưa 30 phút – 1 giờ và 1 lần trước khi đi ngủ
  • Trường hợp nhẹ: uống 02 gói/ngày, 01 gói/lần, uống sau bữa ăn 30 phút -1 giờ

Thường dùng từ 5-8 tuần, nếu cần lại dùng tiếp đợt khác

6. Khuyến cáo để cải thiện tình trạng bệnh tốt nhất

Dược phẩm Đông Y có rất nhiều ưu điểm vượt trội để cải thiện vấn đề đau dạ dày. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây khi sử dụng thuốc Đông Y:

– Đông dược là thuốc có tác dụng tái tạo phục hồi từ sâu bên trong. Vì vậy phải kiên trì và sử dụng lâu dài mới thấy hiệu quả

– Có thể kết hợp nhiều loại dược liệu để chữa đau dạ dày nhưng cần cẩn thận tránh dùng những loại thuốc tương kỵ nhau. Và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

– Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, không chất kích thích, không dầu mỡ, không để bụng đói quá và nhai kỹ trước khi ăn.

– Nghỉ ngơi điều độ, sinh hoạt theo giờ giấc khoa học, không thức khuya và tránh suy nghĩ nhiều tạo áp lực cho bản thân

 

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thông tin giỏ hàng
Tìm kiếm sản phẩm
Thống kê truy nhập
  • Đang truy cập10
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm6
  • Hôm nay7,967
  • Tháng hiện tại147,273
  • Tổng lượt truy cập4,794,891
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi